Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Mỗi một món đồ trong bộ đồ thờ cúng đều mang ý nghĩa tâm linh quan trọng. Đồ thờ cúng là sự kết nối giữa dương gian và âm thế. Vì vậy, khi nhắc đến cầu khấn, bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của đồ thờ cúng trên bàn thờ để có cách bày biện tốt nhất, đẹp nhất, chu đáo nhất để thể hiện lòng thành kính, sự trang nghiêm, tới Thần Phật và gia tiên.
Trước hết, đồ thờ cùng có rất nhiều loại như: Đồ thờ cúng bằng đồng, đồ thờ cúng bằng gốm sứ, đồ thờ cúng bằng gỗ .v.v.. Dòng đồ thờ cúng bằng đồng & đồ thờ cúng bằng sứ được sử dụng nhiều hơn hẳn bởi độ bền và sự đa dạng kiểu dáng, màu sắc họa tiết .v.v..
Đồ thờ cúng nên được lựa chọn cho phù hợp với từng loại ban thờ. Tùy vào mỗi vùng miền, mỗi gia đình đều có tục thờ cúng Gia Tiên, Thần Phật mà cách bày biện đồ thờ cúng, cách chọn bàn thờ cũng khác nhau.
Dưới đây là các kích cỡ ban thờ thường được sử dụng, dựa vào cỡ ban thờ mà gia chủ có thể lựa chọn cho mình đồ thờ cúng Gia Tiên, Thần Phật một cách tốt nhất.
Cỡ ban thờ dài (m) | Ý nghĩa độ dài ban thờ trong phong thủy | Đồ thờ cúng bày biện (món đồ) |
1,27 | Cung Vượng – Tiến bảo: Được dâng đồ quý | 8-13 |
1,53 | Cung Tài – Nghênh phúc: Gặp nhiều hạnh phúc, may mắn | 13-18 |
1,75 | Cung Nghĩa – Thiên khố: kho vàng trời cho, được trời chiếu cố | 18-22 |
1,97 | Cung Đinh – Tài Vượng: tiền của đến nhà | 22-30 |
2,17 | Cung Quan – Tài Lộc: tiền của tới bất ngờ | 22-30 |
Mỗi gia đình, mỗi vùng miền đều có tục thờ cùng khác nhau, bởi vậy mà bộ đồ thờ cúng sẽ có cách bày biện khác nhau. Dưới đây sẽ là những món đồ thờ cùng được trưng bày trên bàn thờ và cách bày bộ đồ thờ cúng cơ bản & bộ đồ thờ cúng đầy đủ cho ban thờ gia tiên, ban thờ cho chung cư
1. Bộ tam sự hoặc bộ ngũ sự (Bộ tam sự gồm 01 đỉnh (lư hương), đôi hạc Hoặc 01 đỉnh, đôi chân nến. Bộ ngũ sự gồm 01 đỉnh, đôi hạc và thêm đôi chân nến)
Lư hương được dùng đốt trầm để tạo nên mùi hương thơm thanh khiết, nhẹ nhàng cho không gian phòng thờ. Trong quan niệm tâm linh, hương thơm trầm thể hiện sự thanh khiết, cao quý và lòng thành tới bậc Thần Phật, gia tiên, người đã khuất. Hương trầm trong tâm linh mang hóa giải hung khí, tăng cát khí, mang tới sự hòa thuận, tài lộc. Ngoài ra, hương trầm còn giúp thanh lọc khí tốt, mang tới cảm giác thư thái cho gia chủ.
Đôi hạc đứng trên lưng rùa mang ý nghĩa trường thọ, là sự kết hợp hài hòa giữa trời và đất, giữa thái cực âm dương. Hạc là loài chim quý trên trời, hình ảnh chim hạc thường được gắn liền với các vị thần tiên, tượng trưng cho sự trường thọ, khát vọng của sự trường tồn. Rùa là linh vật sống trên mặt đất, trong văn hóa người Việt, rùa là biểu tượng của sự trường thọ, sự che chở, hỗ trợ (Rùa được nhắc đến trong tích Vua Lê mượn Gươm rùa thần).
Đôi chân nến: Nến dùng để thắp sáng, mang tới vẻ đẹp lung linh, huyền ảo và uy nghiêm trong không gian phòng thờ. Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương (mặt trời), chân nến bên phải tượng trung cho hành âm (mặt trăng). Đầy đủ âm dương - nhật nguyệt sẽ thúc đẩy vạn vật sinh sôi, này nở với ý nghĩa mang nhiều may mắn, tài lộc, sự tăng trưởng cho gia tộc.
2. Bát hương (Bộ 3 bát hương, bát hương cỡ lớn nhất được đặt giữa, hai bát hương cỡ nhỏ hơn để đối xứng hai)
Với truyền thống dân tộc, bát hương là linh hồn của ban thờ trong gia đình, là một vật tâm linh nhằm kết nối giữa dương gian và âm giới. Khi gia chủ muốn cầu khấn, bày tỏ lòng thành kính, muốn mời người đã khuất về ăn mâm cơm cúng hay như cầu xin thánh thần một điều mong muốn thì đều cần đến việc thắp hương.
3. Mâm bồng (Đĩa đựng hoa quả, đồ cúng, lễ .v.v.)
Mâm bồng là món đồ thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ. Mâm bồng dùng để đựng 5 loại quả khác nhau với những ý nghĩa khác nhau. 5 loại quả đặt trên mâm bồng sẽ tùy thuộc vào phong tục mỗi vùng miền, mỗi gia đình mà bày khác nhau. Trên ban thờ bộ mâm bồng có 3 cái: một cái chính giữa để hoa quả, một cái để tiền vàng và một cái đặt bánh kẹo
Mâm bồng là một trong bộ ba đồ thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt cùng với Bát hương, đèn dầu. Bát hương là nơi ngự của các vị thần thánh, tổ tiên thì mâm bồng là đồ thờ cúng nơi dâng các lễ vật lên các thần thánh, tổ tiên..
4. Bộ kỷ 3 ngai hoặc bộ kỷ 5 ngai (Bộ kỷ 3 chén hoặc 5 chén)
Ngai chén thờ thường được đặt với số lẻ, dùng đựng nước và rượu.
5. Ống hương, ống đựng đũa
Ông dùng để đựng hương hoặc đựng đũa được đặt lên nếu ban thờ không sử dụng bộ giá đũa thờ.
6. Bộ đũa cúng
7. Bộ bát cơm cúng (Bộ bát cơm thường được để 5 hoặc 10 bát. Tùy thuộc vào cỡ ban thờ)
8. Bộ ấm trà nhỏ
9. Bộ chóe cúng
Một bộ chóe thường dùng 3 món để đựng: muối, gạo, nước
11. Lộc bình (còn được gọi là Lục bình)
12. Bộ 03 Đài thờ hoặc 03 Bát sâm
13. Đèn thờ (Đèn dầu) mang ý nghĩa tương tự như chân nến trong bộ tạm sự, bộ ngũ sự
14. Nậm rượu
15. Đôi lộc bình bày (Thường cỡ lộc bình cỡ lớn cao từ 1,6m trở lên để cạnh 2 bên ban thờ)
16. Bộ chóe bày (Thường dùng cỡ 75 cm dùng để 2 bên ban thờ, đặt trước lọ lộc bình cỡ to)
1. Bát hương (Bộ 3 bát hương, bát hương cỡ lớn nhất được đặt giữa, hai bát hương cỡ nhỏ hơn để đối xứng hai)
2. Mâm bồng (Đĩa đựng hoa quả, đồ cúng, lễ .v.v.)
3. Bộ kỷ 3 ngai (Kỷ 3 chén)
4. Ống hương
5. Đèn thờ
6. Lọ lộc bình
7. Bộ chóe
8. Bát sâm
1. Bát hương (tùy vào ban thần tài mà sử dụng bộ 3 bát hương hoặc 1 bát hương)
2. Mâm bồng
3. Bộ kỷ 3 ngai
4. Ống hương
5. Lọ lộc bình cỡ nhỏ
6. Bộ chóe cỡ nhỏ
7. Nậm rượu