Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
ăn hóa thờ cúng được xem là nét đẹp tinh thần, thước đo lòng thành của người con xứ Việt . Trong mỗi gia đình người việt thường có ban thời gia tiên , ban thờ Phật , ban thờ thiên hay ban thờ thần tài Đặc biệt, các gia đình luôn chú trọng đến bộ đồ thờ cúng chuẩn phù hợp lễ nghi và phong thuỷ.
Thờ cúng gia tiên từ lâu trở thành một phần tinh thần không thể thiếu trong nền văn hóa Á Đông. Ngay từ lúc còn nằm nôi, những đứa trẻ đều được đắm chìm trong lời ru của mẹ qua những câu ca dao nhớ về cội nguồn.
Khi trưởng thành, việc thờ cúng gia tiên trở nên trang trọng và mang tính lễ nghi hơn. Trở thành chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người trong xã hội. Đồng thời cũng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của mỗi người Việt.
Dù đi đâu về đâu, ít nhất mỗi nhà đều có cho mình một bàn thờ gia tiên. Không cần thiết phải mâm cao cỗ đầy. Việc thắp hương cúng gia tiên vào những dịp đặc biệt như ngày Rằm, mùng 1, lễ, Tết, giỗ chạp… là đủ để thể hiện lòng thành kính, hướng về cội nguồn của gia chủ.
Đồ thờ trên bàn thờ gia tiên không nhất thiết phải là loại đồ thờ sang trọng bậc nhất. Chỉ cần là một bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ, tươm tất, thể hiện lòng thành tâm của mỗi gia chủ. Thông qua việc thờ cúng gia tiên, gia chủ mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.
Người ta tin rằng, càng trang nghiêm và thành khẩn, ắt sẽ thành hiện thực. Đồng thời, đó cũng là niềm kiêu hãnh của tổ tiên ở cõi vĩnh hằng.
Chắc hẳn nhiều gia chủ có thắc mắc rằng 1 bộ đồ thờ cúng gồm những gì? Hay cách chọn bộ đồ thờ cúng cơ bản như thế nào? Dưới đây là bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ:
Tuỳ theo kích thước bàn thờ mà chọn bộ đồ thờ phù hợp , với ban thời gia tiên thì các bộ đồ thờ men rạn rất đẹp , trang nghiệm bạn có thể tham khảo một số set sẵn của Sàn Gốm tại đây,
Bạn có thể xem các sản phẩm lẻ đồ thờ men rnen rạn tại đây . hoặc liên hệ với Sàn Gốm để báo gí chi tiết từng sản phẩm một cách dễ dàng nhất .
✅ Bát hương | ✅ Kỷ thờ | ✅ Lọ hoa | ✅ Choé thờ | ✅ Bộ đỉnh hạc |
✅ Mâm bồng | ✅ Nậm rượu | ✅ Ống hương | ✅ Đèn dầu | ✅ Chân Nến |
Tùy vào gia chủ mà mỗi nhà sẽ có 1 hoặc 3 bát hương. Đây là đồ bày bàn thờ thiết yếu, được dùng để cắm hương khi thờ cúng. Người Việt quan niệm bát hương là điểm nối âm dương. Thắp nén hương là bày tỏ lòng thành kính, đại diện cho lời mời tổ tiên, thần phật về hưởng lộc, phù hộ độ trì cho gia đình.
Là chiếc hũ mô phỏng giống hình dáng của thạp đựng gạo và được bày trên bàn thờ gia tiên. Nó được dùng để đựng gạo, muối và nước sạch. Trong tư tưởng của người Việt, chóe thờ tượng trưng cho lòng hiếu thảo và sự sung túc của gia chủ.
Bộ đỉnh hạc bao gồm đỉnh thờ và hạc thờ. Đỉnh thờ còn được gọi là lư hương. Đây là một trong những đồ thờ cúng trang nghiêm nhất được đặt trên bàn thờ. Nó được cấu tạo bởi 5 phần cơ bản: đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai đỉnh.
Đỉnh thờ thường được khắc họa tinh xảo với nhiều hoa văn và được dùng để đốt trầm hương. Theo dân gian xưa, hương trầm từ đỉnh thờ có thể hoá giải hung khí và tăng thêm cát khí cho gia chủ.
Hạc thờ thường sử dụng theo cặp. Với hình ảnh đôi hạc trên mai rùa, tượng trưng cho sự hài hoà Âm – Dương, Trời – Đất. Có giá trị phong thủy sâu sắc, tạo nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà.
Thường là 3 hay 5 chén tùy vào diện tích bàn thờ và ý muốn của gia chủ. Kỷ chén thờ thường được dùng để đựng nước sạch, trà hoặc rượu thờ cúng hằng ngày.
Kỷ ngai thờ 3 chén và 5 chén
Mâm bồng là chiếc đĩa nhỏ có đế đỡ. Được dùng để đựng các lễ vật thờ cúng như trầu cau, bánh kẹo hay hoa quả, giấy tiền vàng mã…
Thông thường bàn thờ sẽ có 1 đến 3 mâm bồng, với mẫu mã và kích cỡ đa dạng. Nếu có 3 mâm bồng thì 2 mâm ngoài rìa sẽ phải nhỏ hơn mâm chính giữa.
Mâm giữa dùng để đựng trầu cau hay vàng mã. Nhìn từ đối diện, mâm bên phải thường đựng trái cây và mâm bên trái dùng đựng hoa.
Số lượng bát thờ thường là 6 bát. Được xem như là một phần thiết yếu cho “mâm cơm” của ông bà, tổ tiên. Sử dụng để đựng cơm trắng dâng lên gia tiên vào ngày giỗ chạp, rằm, mồng 1, hay lễ Tết. Mang ý nghĩa biểu tượng cho sự sung túc, no đủ. Tô điểm cho không gian bàn thờ và bày tỏ với bề trên quay về thụ hưởng lễ vật.
Đũa thờ luôn được đặt chung với bát cơm cúng. Với những bát cơm cúng trong ngày giỗ, đũa thờ thường được cắm thẳng đứng trên bát cơm. Còn những ngày bình thường khác, gia chủ chỉ cần đặt kế bát cơm hoặc đặt ở hai biên của bàn thờ.
Bạn không nên sử dụng đũa ăn hàng ngày chung với đũa thờ. Mỗi gia đình nên chuẩn bị một bộ đũa thờ riêng. Vừa có tác dụng trang trí, vừa giúp ông bà, tổ tiên có dụng cụ để gắp thức ăn riêng như lúc sinh thời.
Chân nến được dùng để cắm và thắp nến trên bàn thờ. Nó là biểu tượng của Hỏa trấn trong ngũ hành. Là vật kết nối người còn sống hiện tại với người cõi âm nhờ ánh sáng của nó.
Đèn thờ là vật phẩm được đặt trên bàn thờ như “vật giữ lửa” và để lấy lửa thắp hương. Mọi người thường sử dụng đèn thờ như là bùa chú xua đuổi khí tà ma.
Có cấu tạo gồm chân đế, thân và phần miệng. Nó được dùng để đựng hương (nhang) giúp bàn thờ thêm ngăn nắp, gọn gàng. Thường được đặt trong cùng của góc trái bàn thờ.
Được dùng để cắm hoa trang trí trên bàn thờ gia tiên. Góp phần xua tan không gian u ám của bàn thờ. Tô điểm thêm vẻ đẹp tươi sáng, thanh cao, thuần khiết.
Có dáng cao, dài, cổ thắt và miệng rộng. Phần thân bình là hình trụ có phần hơi bầu và được chạm khắc tinh tế. Lộc bình cao 1m2, 1m4, 1m6, 1m8… được dùng trang trí trong phòng thờ, đặt 2 bên bàn thờ.
Còn tiểu lục bình thì được đặt trên bàn thờ, có kích thước nhỏ, cao từ 50 – 70cm. Loại nhỏ này có thể được dùng để cắm hoa tươi hay cành đào vào ngày Tết.
Nhìn chung, đặt lộc bình trong không gian thờ cúng thể hiện sự cao sang, trang trọng với những hoạ tiết đầy ý nghĩa được khắc hoạ tinh xảo trên nó.
Dùng để đựng rượu sạch trên bàn thờ. Nó được ví như là bình hút lộc cho gia chủ với bụng phình to và dáng miệng nhỏ. Việc chuẩn bị nậm rượu riêng thể hiện sự chu đáo của gia chủ đối với gia tiên.
Bát sâm còn được gọi là bát nắp. Được dùng để đựng trà và đặt trên bàn thờ vào ngày rằm, lễ tết. Ngoài ra, bạn có thể dùng bát sâm để đựng gạo, muối, nước dâng lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài.
Bộ ấm trà thờ cúng thường có thiết kế nhỏ gọn với 1 ấm và 3 chén hoặc 5 chén. Giúp bàn thờ thêm đầy đủ hoặc có thể sử dụng để pha trà thay cho bát sâm.
Danh sách các vật phẩm trên đây chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc của bạn về bộ đồ thờ cúng gồm những gì. Ngoài những gợi ý trên, những món đồ thờ trên bàn thờ gia tiên có thể được gia chủ thêm vào tùy theo nhu cầu và sở thích.